Có thể chữ Nôm được gọi là “Nôm” thay vì “Nam” mới vài thế kỷ nay. Trước đó có thể nó được gọi là chữ Nam, để phân biệt với chữ Hán ở phương Bắc. Cho đến khi chữ quốc ngũ hình thành ở Hội An – Nước Mặn thì nó mới được gọi là “chữ Nôm” theo âm quảng (Nam đọc là Nôm, như Hán Nam đọc là Hán Nôm. Tương tự như vậy, trước khi người Âu (Việt) đến đất của người Lạc thì người Lạc chỉ là người “Lạc”, sau khi người Âu kéo đến người Lạc mới thành Lạc Việt.
1/13
Trong Avya – một phương pháp lập luận của triết học Ấn độ cổ đại (tương đương với tam đoạn luận /syllogism của Hy Lạp cổ), nay quen thuộc hơn với tên gọi luận thức – có năm thành phần, thường được dịch là ngũ chi tác pháp . Trong đó có udàharanïa là dụ pháp (phương pháp so sánh bằng ví dụ); có upanaya là hiệp pháp và nigamana là kết pháp. Dụ pháp nói “Ở đâu có khói, ở đó có lửa, ví dụ lửa cháy trong bếp củi.” Hiệp pháp nói: Sườn núi kia có khói bốc lên. Kết pháp: Vậy thì ở sườn núi kia có lửa.
Avya được sử dụng trong một triết phái Ấn độ cổ tên là Nyāya – nay được dịch là chứng phái luận. Câu nói quen thuộc “không có lửa làm sao có khói” trong tiếng Việt rất khó phân biệt là thành ngữ hay tục ngữ có thể là vì nó có nguồn gốc từ Nyāya, và có thể suy luận xa thêm rằng nền văn minh cổ của người Việt đã từng chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn minh Ấn độ, trước khi nền văn minh Trung Hoa sơ kỳ phủ bóng lên nó.
“Không có lửa làm sao có khói” còn phản ánh tính cách học hành không đến nơi đến chốn của người Việt, bởi dụ pháp nó có đồng dụ (như ví dụ trên) và dị dụ (mặt hồ đầy khói, nhưng không có lửa), nhưng kiến thức dân gian chỉ ghi nhận một vế. Hoặc đơn giản hơn, triết học cổ Ấn Độ và các phương pháp lập luận của nó vừa kịp ăn sâu bén rễ vào xã hội Lạc/Âu Lạc/Việt cổ thì Hán hóa sơ kỳ (tức là văn hóa Hán chưa hoàn thiện) đã tràn vào. Bởi cho đến nay trong kho tàng tri thức dân gian của người Việt hoàn toàn thiếu vắng dấu vết của pramāṇas (nay được gọi là lượng pháp) là một phương pháp lý luận (reasoning) tương đương với logic reasoning của người Hy Lạp cổ.
Tạ Chí Đại Trường từng có một nhận xét, đúng hơn phải gọi là phát kiến, khi ông cho rằng câu “có tội thì lội xuống sông” có nguồn gốc từ Ấn Độ với lễ hội đẫm màu sắc tôn giáo: tắm sông Ganges (sông Hằng) để rửa tội.
Tiếp tục đọc
Bạn phải đăng nhập để bình luận.